25Th8/16

Đội tuyển Việt Nam giành 2 Huy chương Đồng Olympiad Toán học

Hai Huy chương đồng ở vòng thi cá nhân thuộc về Trần Nguyễn Thanh Nguyên và Trần Phương Anh, học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

Cuộc thi là sân chơi Toán học dành cho học sinh 8-13 tuổi. Đây là lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam giành thứ hạng cao tại sân chơi này.

World Mathematics Olympiad (WMO) – là kỳ thi Toán học quốc tế dành cho học sinh 3 khối lớp 3-4, 5-6 và 7-8. Diễn ra lần đầu tiên từ năm 2009, năm nay có 11 nước tham dự vòng chung kết gồm: Anh, Canada, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lain, Malaysia…

Với 2 Huy chương đồng, đội tuyển Việt Nam được Hội đồng giám khảo giá cao. Ngoài khả năng tư duy Toán học ứng dụng tốt, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, các em còn tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.

polyad

Đoàn Việt Nam tham dự cuộc thi WMO tại Hàn Quốc.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm, phát triển và tôn vinh trí tuệ của những tài năng Toán học từ lứa tuổi tiểu học và THCS. Không chỉ giải Toán theo định hướng Toán học truyền thống, học sinh sẽ trải qua hai vòng thi, vòng một cá nhân và vòng đồng đội.

WMO chú trọng tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy suy luận trực giác và khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt tích hợp kiến thức Toán học với khả năng áp dụng khoa học, công nghệ của học sinh. Bên cạnh vòng thi viết cá nhân, học sinh còn trải qua vòng thi đồng đội, thiết kế sáng tạo, giải toán tiếp sức…

polyad

Đội Việt Nam viết thiệp, giao lưu, kết bạn với các đội tuyển các nước.

Trước đó, để chuẩn bị cho cuộc thi, từ tháng 5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã phối hợp với Công ty EMG Education (đại diện của Hiệp hội Olympiad Toán học Thế giới tại Việt Nam) tổ chức cuộc thi “Toán học – Tư duy và thực tiễn” nhằm tìm kiếm những học sinh xuất sắc tham gia.

Cuộc thi đã thu hút hơn 700 học sinh lớp 5 và lớp 6 đến từ hơn 80 trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố. Từ cuộc này, Ban tổ chức chọn ra 37 em có kết quả cao nhất sau đó tiếp tục bồi dưỡng để chọn ra 12 học sinh xuất sắc gồm 10 học sinh khối lớp 6 và 2 học sinh khối lớp 5 tham gia chung kết tại Hàn Quốc.

polyad

Đội tuyển Việt Nam tham gia vòng thi đồng đội tại đấu trường WMO.

Ông Phạm Ngọc Tiến, Phó Phòng Trung học Sở Giáo dục TP HCM, cho biết, ngành giáo dục thành phố ủng hộ việc đưa học sinh tham gia sân chơi lần này và không đặt nặng kết quả. Sở mong muốn các em được rèn luyện, trưởng thành qua cuộc thi, thấy giá trị của toán học trong cuộc sống và thể hiện được bản thân.

20Th8/16

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông đầu năm học

 Bộ GD-ĐT vừa ban hành Văn bản số 3988/BGDĐT-CTHSSV về việc tăng cường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đầu năm học 2016-2017. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể công tác phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh trong năm học 2016-2017, tập trung vào một số nội dung chủ yếu:

Tiếp tục triển khai thí điểm dạy bơi cho học sinh tiểu học; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các phương pháp phòng, chống đuối nước và mặc áo phao khi đi các phương tiện giao thông đường thủy cho học sinh. Chỉ đạo các trường phổ thông trên địa bàn vận động các tổ chức, cá nhân trang bị đủ cặp phao, áo phao, dụng cụ nổi cho học sinh thường xuyên đi học bằng phương tiện đường thủy. Phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” và tăng cường tổ chức các buổi phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, nội dung tập trung vào các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Tổ chức họp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở và ký cam kết việc không giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy. Tổ chức cho học sinh ký cam kết nghiêm túc thực hiện việc điều khiển xe gắn máy và các phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện phải đội mũ bảo hiểm, không lạng lách, đánh võng, không chở quá số người theo quy định và không dàn hàng hai, hàng ba khi tham gia giao thông. Xây dựng quy định cụ thể về việc học sinh phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ, các quy tắc giao thông, có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp vi phạm để kịp thời giáo dục, nhắc nhở học sinh và thông báo cho phụ huynh biết để cùng phối hợp thực hiện.

Lồng ghép nội dung giáo dục về văn hóa giao thông vào các môn học giáo dục công dân, đạo đức…, nhằm nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm và dần hình thành thế hệ công dân ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Các sở GD-ĐT đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học 2016-2017 đối với các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.

20Th8/16

Lợi ích của hoạt động ngoại khóa đối với sự phát triển của trẻ em

Giai đoạn mầm non và tiểu học là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kỹ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng … Vì vậy, trong các hoạt động dạy và học hàng ngày của trường không thể thiếu các hoạt động ngoài trời.

Hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình); các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường, cuộc sống xung quanh. Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy, … thực chất là trẻ đang khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.

Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp trẻ tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, trẻ sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.

Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kỹ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.

20Th8/16

10 điểm riêng biệt làm nên sức mạnh giáo dục Nhật Bản

Học sinh Nhật Bản vốn nổi tiếng thông minh, tinh thần tự lập, lối sống nề nếp. Những phẩm chất này được hình thành rất sớm nhờ nền giáo dục đặc biệt.

10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 1
Ở Nhật Bản, các trường áp dụng phương châm “tiên học lễ, hậu học văn’. Học sinh không phải tham dự bất cứ kỳ thi nào trước khi học lớp 4. Các em chỉ phải làm các bài kiểm tra nhỏ. Họ tin rằng, mục tiêu quan trọng nhất trong 3 năm đầu là giúp trẻ em hình thành cách cư xử đúng đắn, phát triển nhân cách chứ chưa nặng về kiến thức. Trẻ được dạy phải tôn trọng người khác, thân thiện với động vật và môi trường. Các em cũng học cách sống rộng lượng, biết yêu thương, đồng cảm, kiên cường, tự chủ và công bằng.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 2
Trong khi hầu hết trường học trên thế giới khai giảng vào tháng 9, 10, trẻ em Nhật Bản bắt đầu năm học mới từ tháng 4. Đây là thời điểm hoa anh đào nở rộ, cảnh đẹp nhất trong năm. Năm học được chia làm 3 học kỳ: 1/4 – 20/7, 1/9 – 26/12, 7/1 – 25/3. Học sinh nước này nghỉ hè 6 tuần và có thêm kỳ nghỉ đông, xuân kéo dài hai tuần.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 3
Hầu hết trường học không thuê lao công, bảo vệ. Học sinh phải tự lau dọn lớp, nhà ăn và nhà vệ sinh. Các em được chia thành nhóm nhỏ, cùng nhau hoàn thành công việc và nhận đánh giá từ giáo viên. Các nhà giáo dục Nhật Bản tin rằng, việc này giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc nhóm, biết hỗ trợ lẫn nhau và tôn trọng công việc của bản thân, cũng như của người khác.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 4
Giáo dục Nhật Bản chú trọng việc đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh. Tại các trường trung học cơ sở và tiểu học công lập, bữa trưa được nấu theo thực đơn do các đầu bếp chuyên nghiệp và chuyên gia dinh dưỡng chuẩn bị. Học sinh mỗi lớp về phòng học, ăn cơm cùng giáo viên nhằm củng cố mối quan hệ thầy – trò.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 5
Sau giờ học, trẻ em Nhật Bản tham dự các trường dự bị hoặc trung tâm giảng dạy tư nhân. Những lớp học này diễn ra vào buổi chiều tối. Vì thế, học sinh thường trở về nhà rất muộn. Như vậy, các em học tại trường 8 tiếng mỗi ngày chưa tính học thêm hay học trong các kỳ nghỉ, cuối tuần.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 6
Ngoài các môn thông thường, học sinh Nhật Bản còn học thêm viết thư pháp và làm thơ Haiku – thể thơ nổi tiếng của người Nhật, sử dụng từ ngữ ngắn gọn để diễn tả nội dung, cảm xúc sâu sắc. Đây là cách người lớn dạy con em họ tôn trọng văn hóa, cũng như lịch sử lâu đời của dân tộc.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 7
Gần như tất cả học sinh Nhật Bản mặc đồng phục khi đến trường. Trong khi một số trường sử dụng đồng phục được thiết kế riêng, đồng phục các trường truyền thống thường bao gồm trang phục kiểu quân đội cho nam sinh và kiểu thủy thủ cho nữ sinh. Theo các nhà giáo dục, quy định mặc đồng phục được đưa ra nhằm xóa bỏ rào cản xã hội giữa các em, đồng thời tạo không khí học tập chuyên nghiệp.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 8
Trốn học là tình trạng thường xuyên diễn ra tại các trường học trên thế giới. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản hiếu học hơn hẳn. Các em ít khi trốn học hay đi muộn. Ngoài ra, 91% học sinh khẳng định, các em chưa bao giờ mất tập trung trong giờ học.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 9
Kết thúc trung học phổ thông, học sinh tham dự một cuộc thi duy nhất để quyết định tương lai. Mỗi em chọn một trường đại học. Những trường này đều đặt ra tiêu chí, điểm chuẩn tuyển sinh. Cuộc cạnh tranh này khá khốc liệt và chỉ khoảng 76% học sinh Nhật có thể tiếp tục học lên, sau khi tốt nghiệp trung học.
10 diem rieng biet lam nen suc manh giao duc Nhat Ban hinh anh 10
Cuộc thi đại học được ví như “địa ngục”. Tuy nhiên, vượt qua nó, giới trẻ nước này được tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời, khác hẳn những ngày tháng học tập vất vả trước đó. Ở Nhật Bản, người ta coi những năm học đại học là “kỳ nghỉ tuyệt vời nhất trong đời”.
20Th8/16

Vì sao trẻ em Singapore giỏi toán

Singapore cử đội ngũ giáo viên giỏi đi các nước tiến bộ nghiên cứu rồi về viết sách từ những năm 1980, và nay bổ sung triết lý “dạy ít thôi, học hỏi nhiều vào”. 

Chỉ có 5,5 triệu người, Singapore thường xuyên được xếp hạng đầu trong bảng so sánh các quốc gia có hệ thống giáo dục và khả năng toán học của học sinh trên toàn thế giới.

Trong bảng xếp hạng của 76 quốc gia và lãnh thổ được công bố bởi OECD tháng 5 năm ngoái, Singapore đứng thứ nhất, tiếp theo là Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Bảng xếp hạng dựa trên những thử nghiệm về khả năng của học sinh 15 tuổi về toán học và khoa học. Anh ở vị trí thứ 20 và Mỹ 28.

Một số nước đang tìm cách tiếp thu nền giáo dục của Singapore và cách tiếp cận của riêng mình nhằm giảng dạy toán, khoa học. Điển hình là Anh, chính phủ đã đồng ý để hơn một nửa trường tiểu học ở Anh sử dụng cách giảng dạy của Singapore và đã chi 41 triệu bảng để đào tạo giáo viên, viết sách giáo khoa mới.

vi-sao-tre-em-singapore-gioi-toan

Một lớp khoa học của học sinh Singapore. Ảnh: FT.

Điều gì ở hệ thống giáo dục Singapore khuyến khích học sinh tự phát triển khả năng của mình? Làm cách nào để các nước có thể tiếp nhận được phương pháp giảng dạy này?

“Phương thức Singapore” được phát triển bởi đội ngũ giáo viên trong những năm 1980, những người được giao nhiệm vụ viết ra các tài liệu giảng dạy chất lượng cao của Bộ Giáo dục. Họ đã nghiên cứu rất nhiều, cũng đi du lịch đến các trường học ở các nước khác, bao gồm Canada và Nhật Bản, để so sánh hiệu quả các phương pháp giảng dạy.

Trọng tâm của phương pháp này là rèn luyện cho trẻ cách tập trung thay vì việc cố dạy cho trẻ làm thế nào để giải quyết vấn đề. Phương pháp học tập trải qua 3 giai đoạn: sự liên tưởng đến các vật thể thực tế, sau đó học qua hình ảnh, và cuối cùng thông qua các biểu tượng.

Lý thuyết đó góp phần nhấn mạnh cách giảng dạy của Singapore trong ngành toán học với giáo cụ trực quan: sử dụng các khối màu để đại diện cho phân số hoặc tỷ lệ.

Một ví dụ ở trường Admiralty, ngôi trường cấp 2 nằm ở phía bắc Singapore. Trong giờ học toán sau bữa ăn trưa, giáo viên mời học sinh rời khỏi chỗ ngồi, điều đó khuyến khích sự tò mò của trẻ. Sau đó, giáo viên mời một em lên giải bài toán – tạo nên bầu không khí đối đầu vui vẻ.

Một học sinh giải bài toán, sau đó dường như chưa chắc về đáp án, liền chạy lên và sửa lại, tuy nhiên, một em khác ở dưới liền nói to rằng “Vẫn sai!”. Vào khoảng thời gian gần cuối của tiết toán, học sinh có một bài kiểm tra nhỏ. Chúng trả lời câu hỏi trên máy tính bảng, và ngay sau đó máy tính sẽ hiển thị số câu trả lời đúng, sai.

Một cậu học sinh với niềm vui cùng với cánh tay cầm chiếc máy tính bảng vẫy vẫy, ra hiệu đã hoàn thành bài kiểm tra khá nhanh. Màn hình chiếc máy hiện lên một biểu đồ tròn bao trùm bởi màu xanh lá cây, hầu như cậu ta đã trả lời đúng toàn bộ số câu hỏi. Ngay sau đó, cả lớp dành cho cậu bé một tràng vỗ tay.

vi-sao-tre-em-singapore-gioi-toan-1

Học sinh ở trường Admiralty. Ảnh: FT

Tuy nhiên, cách thức giảng dạy của quốc đảo này từng chịu nhiều chỉ trích vì việc quá gò bó học sinh. Nhận thấy cần thay đổi, chính phủ Singapore đưa ra những cải cách mới.

Singapore đang chủ trương “dạy ít hơn, học hỏi nhiều hơn”, đề cao việc tư duy độc lập và khuyến khích học sinh theo đuổi niềm đam mê của mình. Số lượng bài tập về nhà được cắt giảm nhiều, thay vào đó học sinh sẽ có nhiều thời gian và có cơ hội lựa chọn đối tượng mình sẽ nghiên cứu.

Những điểm nổi bật trong phương thức học của Singapore 

Tạo tâm thế tích cực đối với toán học. Đừng bao giờ cho rằng “tôi là một người dốt toán”, bởi vì mỗi đứa trẻ có thể học tốt toán học với sự tự tin và hỗ trợ.

Khuyến khích con trẻ chứng minh sự hiểu biết bằng nhiều cách, ví dụ để chúng nói ra những điều mình nghĩ, vẽ bức tranh hoặc xây dựng mô hình vật lý.

Khen ngợi trẻ em vì những nỗ lực, cách nhận biết và sự kiên trì trong giải quyết vấn đề thay vì tìm câu trả lời đúng. Xây dựng sự tự tin bằng cách xem sai lầm là giá trị để học tập.

Biến toán học thành điều gần gũi bằng cách biến cuộc sống hàng ngày trở thành một cuộc trò chuyện toán học. Ví dụ: Có bao nhiêu chiếc xe đang đỗ khi chúng ta đang trên đường đến trường?

Tìm nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Đề cao sáng tạo hơn là nỗ lực theo đường cũ.

26Th4/16

Ngoại khóa “Em Yêu Biển Đảo” Tổ Ngữ Văn

Với mục đích tuyên truyền kiến thức về biển đảo quê hương  cho học sinh, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu,  bộ phận chuyên môn nhà trường, sáng ngày 7/4/2016, Tổ Ngữ văn long trọng tổ chức hoạt  động ngoại khóa với chủ đề: “Em yêu biển đảo”

Chương trình ngoại khóa được xây dựng với những nội dung phong phú như văn nghệ, phát biểu cảm nghĩ của học sinh về tình yêu biển đảo,  xem phim tư liệu về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển đảo…. Buổi ngoại khóa chia sẻ một số kiến thức về biển đảo và khơi dậy tình cảm, trách nhiệm của học sinh THCS trong việc trang bị kiến thức và tình yêu biển đảo thông qua các trò chơi giải ô chữ, đoán địa danh, trả lời nhanh,…  Buổi ngoại khóa đã thực sự mang đến những ý nghĩa thiết thực. Cùng với cách thuyết trình thú vị, độc đáo, câu hỏi dành cho học sinh sôi động, gần gũi, chương trình đã thu hút quý thầy cô và học sinh khối 9  từ màn mở đầu cho đến những giây cuối cùng. Thông qua đó, các em phần nào có thêm những kiến thức về chủ quyền biển đảo cũng như nhiệm vụ của thế hệ trẻ hôm nay trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chỉ trong  ba tiếng đồng hồ , buổi ngoại khóa về Em yêu  biển đảo thật sự đã truyền cảm hứng và niềm tự hào về biển đảo Việt Nam (đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa) đối với các em học sinh, trân trọng yêu thương từng tấc đất quê hương mà cha ông ta đã  hi sinh biết bao xương máu để ngày đêm giữ biển.

Trên đây là một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa

13_500_0114_500

22Th4/16

Top 5 đại học dưới 50 năm tuổi hàng đầu thế giới

Tờ Times Higher Education cuối tuần qua tiếp tục công bố bảng danh sách ngôi trường có tuổi đời trẻ nhưng chất lượng giáo dục vẫn rất tốt. Năm nay, top 5 trường có tuổi đời trẻ tốt nhất thế giới nằm ở châu Á và châu Âu.

Dẫn đầu là Đại học École Polytechnique Fédérale de Lausanne của Thụy Sĩ, bám sát ngay sau đó là Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, Đại học Maastricht Hà Lan và Đại học Pohang Hàn Quốc.

top-5-dai-hoc-duoi-50-nam-tuoi-hang-dau-the-gioi

Đại học Nanyang của Singapore. Ảnh: NTU

Các đại học trẻ của Hà Lan, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Italy, Bỉ, Tây Ban Nha… cũng lọt top 15 trong khi Anh quốc lại khiến nhiều người bất ngờ khi chỉ đứng ở vị trí thứ 16.

top-5-dai-hoc-duoi-50-nam-tuoi-hang-dau-the-gioi-1

Top 5 đại học có tuổi đời dưới 50 năm hàng đầu thế giới. Ảnh: Times Higher Education

Rất nhiều trường đang theo đuổi phương thức giáo dục mới trong học tập và nghiên cứu, một trong số đó là Đại học Maastricht của Hà Lan.

Ông Martin Paul, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết luôn đưa ra các chương trình quy mô nhỏ để hướng dẫn sinh viên cách tương tác, trao đổi kiến thức. Mỗi nhóm có khoảng 12 sinh viên và được chỉ bảo bởi một giảng viên. Họ cùng nhau giải quyết các nghiên cứu phức tạp liên quan đến vấn đề thực tế cuộc sống.

Chinh Phạm