23Th12/17

“Nội địa hóa thông tin” trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một trong những hệ quả của quá trình toàn cầu hóa đó là sự thống trị của tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông đã góp phần thúc đẩy xu hướng sử dụng nhiều ngôn ngữ trên internet để công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin. Từ thực tiễn đó đòi hỏi việc cần phải “nội địa hóa thông tin” nhằm thích ứng nhu cầu của công dân mỗi quốc gia, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa bản địa.

Chia sẻ về vấn đề này, GS, TS Vũ Văn Đại, Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội cho biết: “Nội địa hóa là quá trình nhận thức thông tin quốc tế thông qua lăng kính quốc gia, hay một khu vực địa chính trị nhất định và nhà báo, dịch giả đóng vai trò trung gian quan trọng”. Bên cạnh đó, ông cũng phân tích về sự cần thiết của việc nội địa hóa thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và vai trò của nhà báo, dịch giả trong công việc này. Để có thể tiếp cận được sự đa ngôn ngữ, không chỉ đòi hỏi nỗ lực ở mỗi cá nhân mà còn ở các cơ quan, tổ chức và đặc biệt muốn nhấn mạnh ở đây là các cơ quan báo chí. Bởi hiện nay nguồn thông tin của thế giới thường do những hãng thông tấn lớn như Reuters, AFP, AP, Interfax… truyền phát và các cơ quan báo chí có nhiệm vụ là dựa vào nguồn tin đó để biên soạn tin tức phục vụ nhân dân.

Vậy một nhà báo thực hiện việc dịch tài liệu nguồn coi đó là một nguồn cung cấp dữ liệu để từ đó biên soạn một bài viết mới theo tiêu chuẩn ngôn ngữ, văn hóa, chính trị và tư tưởng đạo đức của xã hội tiếp nhận hay theo lăng kính của chính mình? Với nhiệm vụ đặc biệt là cung cấp thông tin đến độc giả nội địa, quan điểm chính trị, hệ tư tưởng của nguyên bản và của chính nhà báo có hệ quả như thế nào với dịch thuật. Trong chuyên đề “Vấn đề nội địa hóa thông tin”, GS, TS Vũ Văn Đại đề cập đến kỹ thuật cải biên với tư cách là một thủ pháp dịch, sau đó ông phân tích những nguyên tắc cơ bản của việc nội địa hóa thông tin và cuối cùng trình bày đề xuất ứng dụng cho giảng dạy dịch đối với trường Đại học Hà Nội nói riêng và các trường nói chung.

Thế nào là cải biên?

Theo các nhà ngôn ngữ học Canada, J.P Vinay và J.Darbelnet (1997), J.Delisle (1999): “Cải biên với tư cách là một thủ pháp dịch thay thế một thực tế văn hóa xã hội của ngữ nguồn bằng thực tế văn hóa xã hội của ngữ đích sao cho bản dịch phù hợp với đối tượng tiếp nhận”. Như vậy, cải biên cũng nhằm thiết lập sự tương đương giữa ngữ nguồn và ngữ đích, nhưng là sự tương đương về tình huống giao tiếp, văn hóa – xã hội ngoài ngôn ngữ.

Trong một tiểu thuyết của Anh có đoạn: “He kissed his daughter on the mouth” miêu tả một người cha đi công tác xa về, cô con gái chạy ra đón và ông bố hôn lên môi con gái. Nếu dịch sang tiếng Việt mà không có sự cải biên thì thực tế sẽ không phù hợp với nền văn hóa Việt Nam, chưa kể độc giả tiếp nhận bản dịch sẽ phản ứng ra sao? Có ba hình thức cải biên: lược bỏ, thêm vào và thay thế.

Lược bỏ là không dịch một phần của nguyên bản: có thể là một từ, một ngữ, một câu hay một đoạn văn. Thí dụ, trong bản tin Hội Hữu nghị Việt – Pháp, số 4 – 2005, viết như sau: “Dans cette tâche, le Vietnam et la France sont des partenaires naturels. Vous et nous mettons déjà notre coopération au service des États les plus pauvres du Sud”. Nếu dịch nguyên văn sang tiếng Việt, nghĩa như sau: “Trong sứ mệnh ấy, Việt Nam và Pháp là những đối tác tất yếu. Các bạn và chúng tôi đã từng hợp tác trong việc giúp đỡ các quốc gia nghèo nhất ở phía Nam”. Vốn dĩ trong tiếng Pháp, “các nước Phương Nam” chỉ những nước nghèo, tập trung nằm ở phía Nam của các nước phát triển, do đó, khi biên dịch có thể lược bỏ nhóm từ “ở phía nam” vì việc dịch nhóm từ này không những không cần thiết mà còn gây khó hiểu đối với công dân Việt Nam.

Thêm vào là đưa vào bản dịch những thông tin không có trong nguyên bản nhằm giải thích cho rõ hơn hoặc mở rộng nội dung, giúp độc giả hiểu nội dung dễ dàng. Thí dụ: “Le Sénat vote le projet de loi sur la formation professionnelle, amputé de sa partie sur l’inspection du travail”. Nguyên nghĩa là “Thượng viện bỏ phiếu thông qua dự luật về đào tạo nghề đã cắt bỏ phần về thanh tra lao động” (bài đăng trên báo Pháp Le Mondue, ngày 21-2-2014). Đối với độc giả là người Pháp, tác giả chỉ cần viết là “Thượng viện” vì đây là một quy chiếu quen thuộc đối với người Pháp, cũng giống như khi nói đến “Đảng” ở Việt Nam thì mọi người đều hiểu đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngược lại, nếu độc giả là người Việt Nam, người biên dịch cần phải giải thích rõ đó là “Thượng viện Pháp”.

Thay thế là thay một yếu tố văn hóa của nguyên bản bằng một yếu tố khác được coi là tương đương. Thí dụ, một vị khách Nhật được một nhà công nghiệp Pháp mời dự một bữa tiệc chiêu đãi rất sang trọng, sau bữa ăn đã bày tỏ sự cảm ơn của mình: “You are very rich man”, có nghĩa “Ông là một người rất giàu có”. Nhưng vị khách người Nhật không biết rằng trong giao tiếp xã giao của người Pháp, cần tránh đề cập đến một số chủ đề tế nhị như tuổi tác, thu nhập hay tài sản của đối tác, điều này là không phù hợp với quy ước văn hóa – xã hội của người Pháp. Trong trường hợp này, phát ngôn của người Nhật nên được thay thế là “Thank you ever so much”.

Những nguyên tắc cơ bản của nội địa hóa thông tin

Việc “nội địa hóa” nhằm tăng hiệu quả kinh tế: sản phẩm phù hợp từng thị trường, từng đối tượng. Theo đó, nội địa hóa một bài viết, một trang mạng chính là dịch và cải biên nội dung thông tin, hình ảnh, tư liệu nguồn sao cho phù hợp với một cộng đồng ngôn ngữ, một nền văn hóa. Những bài viết, trang mạng là cửa sổ quảng bá cho doanh nghiệp và thương hiệu nằm trong khuôn khổ giao tiếp đa ngữ nhằm đạt được những mục tiêu văn hóa, thương mại đề ra.

Trong xu thế toàn cầu hóa, người dịch không phải là người duy nhất đóng vai trò trung gian ngôn ngữ – văn hóa, bên cạnh còn có các nhà báo, phóng viên. Trên thực tế, các cơ quan thông tấn báo chí quốc gia, quốc tế không tuyển dịch biên phiên dịch mà tuyển nhà báo, phóng viên biết ngoại ngữ. Điều này vừa bảo đảm về chuyên môn vừa bảo đảm độ chính xác về nội dung được biên dịch. Tuy nhiên, các nhà báo có xu hướng không coi mình là dịch giả, họ không sử dụng thuật ngữ “dịch” mà dùng cụm từ “chuyển ngữ”. Một số nhà báo còn khẳng định “dịch không phải là công việc của nhà báo”.

Trong khuôn khổ chuyên đề, GS, TS Vũ Văn Đại khẳng định: “Biên soạn là một kỹ năng quan trọng đối với những sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ quan truyền thông của Việt Nam hay của nước ngoài”.

Bên cạnh đó, ông đưa ra một số nguyên tắc phương pháp luận có thể giúp giáo viên đạt được hiệu quả sư phạm cao và tạo sự hứng thú cho sinh viên: Nguyên tắc thứ nhất là lựa chọn tư liệu nguồn phù hợp phải căn cứ vào các tiêu chí như tính thời sự, chủ đề hấp dẫn và khả dụng; Nguyên tắc thứ hai đó là hướng dẫn chi tiết phương pháp thực hiện qua các bước như là nắm bắt nội dung tư liệu trên cơ sở phân tích và phát hiện hàm ý, xác định độc giả đích và chức năng của bài viết, lập dàn ý của bài viết bằng ngữ đích, viết bài báo bằng ngữ đich, đọc và chỉnh sửa bài đã viết; Nguyên tắc thứ ba là đánh giá bài viết nội địa hóa theo tiêu chí xác định trước, đây là phương pháp để các nhóm sinh viên tiếp cận bài viết của nhau sau đó trình bày nhận xét trước lớp.

Một trong những xu hướng phổ biến hiện nay là nội địa hóa thông tin quốc tế nhằm tăng hiệu quả truyền thông của nguồn tư liệu, có vai trò phân tích, chọn lọc, cải biên thông tin nguồn phục vụ một cách hiệu quả cho các đối tượng đồng thời tuân thủ các chuẩn mực về văn hóa chính trị, tư tưởng đạo đức của xã hội tiếp nhận thông tin. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến công việc của nhà báo, dịch giả vốn là những người bảo vệ giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của một xã hội, đảm nhiệm chức năng trung gian văn hóa, tư tưởng chính trị.

Theo Báo Nhân Dân.

31Th12/16

Mái ấm Công đoàn Bộ GD&ĐT đến với giáo viên vùng sâu, vùng xa

Ngày 8-10, Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tiến hành khánh thành và bàn giao hai căn nhà tình nghĩa đến với hai cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cô Bùi Thị Nhàn (huyện Tân Lạc) và cô Đinh Thị Thêu (huyện Đà Bắc).

Thực hiện Chương trình công tác của Công đoàn cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhiệm kỳ 2013 – 2018, bắt đầu từ năm 2013, Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT đã vận động, quyên góp quỹ xây dựng nhà tình nghĩa với tên gọi “Mái ấm công đoàn” cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với kinh phí khoảng 100 trăm triệu đồng mỗi năm và hỗ trợ xây từ 01 đến 02 căn nhà.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thay mặt Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT 
trao tặng cô giáo Bùi Thị Nhàn món quà ý nghĩa.

Trước sự chứng kiến của người dân địa phương, trực tiếp Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, lãnh đạo huyện Tân Lạc, đại diện Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tiến hành khánh thành và bàn giao ngôi nhà tình thương.

Hoàn cảnh của cô giáo Bùi Thị Nhàn, đồng nghiệp, người dân đều cảm thương. Từ nhiều năm nay, cô cùng con trai phải ở trong túp lều tạm bợ dựng ven suối, chồng mất sớm do tai nạn giao thông, không có nhà cô và con ở nhờ nhà anh em. Bản thân cô giáo Bùi Thị Nhàn mắc chứng viêm đa khớp biến chứng (cơ thể biến dạng) rất khó đi lại.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa động viên, chia sẻ niềm vui với cô giáo Bùi Thị Nhàn
trong ngôi nhà cấp bốn mới xây.

Trước hoàn cảnh khó khăn của cô Nhàn, Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT đã quyết định hỗ trợ 50 triệu đồng, Sở GD&ĐT Hòa Bình hỗ trợ 30 triệu đồng, chính quyền, hội, đoàn thể địa phương hỗ trợ 60 triệu đồng. Sau 3 tháng thi công, ngôi nhà mới của cô Nhàn với tổng trị giá gần 140 triệu đồng đã được hoàn thành.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ân cần hỏi thăm cô giáo Bùi Thị Nhàn
về những khó khăn trong cuộc sống.

Trong giây phút xúc động, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, chương trình “Mái ấm công đoàn” do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động đã được hơn 10 năm, đây là chương trình mang tính nhân văn rất sâu sắc, do đó được công đoàn các cấp, đặc biệt là Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT hưởng ứng; bên cạnh việc động viên, đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thì cũng thường xuyên thực hiện vận động quyên góp để hàng năm đều có các hoạt động trao quà cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để các thầy cô có thể vươn lên, đóng góp cho sự nghiệp trồng người.

“Giá trị vật chất có thể không lớn, nhưng giá trị tinh thần là rất lớn, đem lại niềm vui và động lực để cô Nhàn vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người” Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT Vũ Đình Giáp
và lãnh đạo Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam trực tiếp bàn giao căn nhà cho cô giáo Nhàn.

Qua những hoạt động này, Thứ trưởng đánh giá cao những sáng kiến của Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT đã thường xuyên có những việc làm, sáng kiến mang nhiều ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống.

Tại buổi bàn giao căn nhà cho cô Nhàn, ông Nguyễn Đức Lương, phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cũng bày tỏ sự cảm ơn với Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT đã hết sức tạo điều kiện để cô giáo Nhàn có được mái ấm như ngày hôm nay. Ông Lương cũng cho biết, với hoàn cảnh của cô Bùi Thị Nhàn, đây là trường hợp đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, có nghị lực vươn lên chiến thắng số phận.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng lãnh đạo Văn phòng Bộ GD&ĐT,
Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hòa Bình, UBND huyện Tân Lạc
chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình cô giáo Bùi Thị Nhàn.

“Mái ấm công đoàn” thực sự trở thành là người bạn đồng hành, góp phần tạo được niềm tin, hiện thực hóa ước mơ “an cư lạc nghiệp” của những cánh đời còn khó khăn, thiếu thốn.

Cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm của Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hòa Bình, trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cô Bùi Thị Nhàn xúc động: “Ước mơ từ mấy chục năm nay của bản thân tôi cũng như của các con nay đã thành hiện thực, gia đình tôi từ nay đã có một ngôi nhà nhỏ xinh đẹp để sống, sinh hoạt và là nơi trụ ngụ suốt cuộc đời. Tôi và các cháu sung sướng vô cùng, mừng rơi nước mắt. Đêm nằm trằn trọc không sao ngủ được, như một giấc mơ kỳ diệu, như một sự may mắn trong niềm vu hạnh phúc không bến bờ”.


Ngành giáo dục chung vui cùng cô Bùi Thị Nhàn.

“Tôi và gia đình trân trọng tiếp nhận ngôi nhà và hứa giữ gìn nâng niu món quà hết sức ý nghĩa. Luôn coi ngôi nhà “Mái ấm Công đoàn” là một biểu tượng cao đẹp, nhắc nhở họ hàng, gia đình, bản thân tôi về sự quan tâm chăm lo hết mực của Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hòa Bình, trường Đại học Nguyễn Tất Thành và tất cả các đồng nghiệp tại trường tiểu học A Ngọc Mỹ, Tân Lạc, Hòa Bình” cô giáo Bùi Thị Nhàn xúc động nói.

Cùng ngày, đồng chí Phạm Ngọc Phương – Chánh Văn phòng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình đã làm thủ tục khánh thành và bàn giao căn nhà cho cô giáo Đinh Thị Thêu (giáo viên trường Mầm non xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Hoàn cảnh cô Đinh Thị Thêu hết sức khó khăn, chồng không có việc làm; bố mẹ già bị tai biến chảy máu não và bị liệt; hiện chưa có nhà ở và sống trong căn nhà tạm tranh che vách nứa cùng bố mẹ.


Đồng chí Phạm Ngọc Phương – Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo
Sở GD&ĐT Hòa Bình, huyện Đà Bắc bàn giao căn nhà cho cô giáo Đinh Thị Thêu.

Ngôi nhà cấp bốn mà cô giáo Đinh Thị Thêu được giúp đỡ có tổng giá trị khoảng 140 triệu đồng, trong đó Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, ĐH Nguyễn Tất Thành: 50 triệu đồng; Sở GD&ĐT Hòa Bình: 30 triệu đồng; Huy động từ người thân và bạn bè: 60 triệu đồng.

Tại đây, đồng chí Phạm Ngọc Phương cho biết, trong nhiều năm qua, để duy trì hoạt động hỗ trợ và xây dựng nhà “Mái ấm công đoàn”, Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT đã phối hợp và nhận được sự ủng hộ của các ban, ngành địa phương cùng các đơn vị, tổ chức.


Trên khuôn mặt cô giáo Đinh Thị Thêu thể hiện rõ niềm vui và phấn khởi vô bờ bến.

Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT hy vọng đây là những món quà động viên, khích lệ các Thầy, Cô giáo tại Hòa Bình nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung để các Thầy, Cô giáo tiếp tục có những cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.

31Th12/16

Hội nghị tổng kết 5 năm công tác Hội cựu giáo chức

Sáng 8-12, tại Hà Nội, Hội cựu giáo chức Việt Nam (CGCVN) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua xây dựng Hội Cựu giáo chức cơ sở vững mạnh 5 năm (2011-2016).


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
cho 15 Hội CGC cơ sở vững mạnh xuất sắc

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa; GS.NGND Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội CGCVN; GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng đại diện các Hội Cựu giáo chức (CGC) trong cả nước.

Hội CGCVN được thành lập ngày năm 2004, đến nay Hội đã phát triển nhanh và rộng khắp tại 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 12.000 cơ sở hội trực thuộc.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, Hội CGC cơ sở đã trở thành một địa chỉ tin cậy để hội viên gửi gắm tâm tư nguyên vọng, phát huy năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm của bản thân giúp các hoạt động của Hội đạt hiệu quả và chất lượng tốt. Đội ngũ cán bộ có nhiều sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động của Hội phù hợp với thực tế địa phương và cộng đồng dân cư; xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó, bền vững với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị cũng nêu ra một số tồn tại cần khắc phục như: Công tác chỉ đạo của Trung ương Hội trong việc xây dựng và phát triển Hội CGC cơ sở vững mạnh chưa được thường xuyên, chưa bám sát để nắm chắc tình hình ở các Hội CGC; Việc phát triển tổ chức Hội CGC ở các trường đại học thuộc các bộ, ngành Trung ương, thuộc các đại học vùng, đại học quốc gia còn chậm; Hoạt động của các Hội CGC chưa thật đồng đều.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội nghị

Ghi nhận và biểu dương những kết quả phong trào thi đua vững mạnh của Hội CGCVN trong 5 năm vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Trong thời gian tới Hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các giáo viên đã nghỉ hưu chưa tham gia tổ chức hội cơ sở thấy được sự cần thiết phải ra nhập Hội CGC và tham gia sinh hoạt một cách thường xuyên hơn để được chia sẻ, giao lưu và làm phong phú thêm đời sống tinh thần, có nhiều hoạt động có ý nghĩa đóng góp cho ngành như: tham gia vận động các học sinh bỏ học trở lại trường, tham gia vào góp ý, phản biện những chủ trương, chính sách và như là cánh tay nối dài của ngành giáo dục.

Tại hội nghị, 15 Hội CGC cơ sở vững mạnh xuất sắc được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen, 254 Hội CGC cơ sở vững mạnh xuất sắc được chủ tịch Hội CGCVN tặng bằng khen.

31Th12/16

Học sinh tính nhẩm nhanh như máy

Sau khi cô giáo đọc một dãy số bất kỳ, học sinh đồng loạt đưa ra đáp án. Clip về khả năng tính nhẩm siêu nhanh đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh.

Ngày 29/12, một số diễn đàn về giáo dục đăng tải clip gần 4 phút với nội dung cô giáo ôn luyện cách tính nhẩm cho học sinh trên lớp.

Nữ giáo viên đọc ngẫu nhiên phép tính cộng bất kỳ, từ một tới 2 rồi 3 chữ số và học sinh nêu đáp án. Phép tính mỗi lúc một nhiều số và được đọc với tốc độ nhanh dần, các em vẫn đưa ra đáp đúng ngay lập tức.

Chỉ vài giờ sau khi được chia sẻ trên mạng, clip nhóm học sinh tiểu học tính nhẩm nhanh như máy nhận được 904.000 lượt xem, 40.000 like (thích) và hàng nghìn bình luận.

Hoc sinh tieu hoc tinh nham nhanh nhu may hinh anh 1
Các em học sinh có khả năng tính nhẩm nhanh như máy.

Chị Nguyễn Thị Nga (30 tuổi, Hà Nội) bày tỏ: “Quá giỏi! Không biết giáo viên dạy bằng cách nào mà kích thích suy luận các bé nhanh thế. Mình rất ủng hộ đưa phương pháp học này vào nhà trường”.

Bên cạnh nhiều lời khen, đoạn video khiến không ít người đặt nghi vấn.

Một số ý kiến cho rằng các bé đã học thuộc phép tính hoặc… đọc các con số được viết sẵn trên bảng.

Trong khi đó, một số cư dân mạng cho rằng đây là toán trí tuệ gồm 3 thể loại: Tính bằng bảng tính Trung Quốc (soroban), ảo tính (tính nhẩm), và tính tay.

25Th12/16

Thầy giáo trẻ xung phong ra Trường Sa gieo chữ

Sinh ra và lớn lên tại miền quê ven biển thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tuổi thơ của Nguyễn Ngọc Hạ (sinh năm 1990) gắn liền với sóng gió, nắng chói chang và mùi mặn nồng của biển cả.

Sau khi tốt nghiệp khoa giáo dục tiểu học của Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang năm 2012, anh được cô giáo cho biết Sở GD&ĐT Khánh Hòa đang tuyển hai giáo viên tiểu học cho Trường Sa.

Tự nguyện xung phong ra dạy học ở đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa bởi thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Hạ (quê Đại Lãnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa) mong muốn mang tri thức đến với học sinh vùng hải đảo xa xôi của Tổ quốc.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ và học trò thân yêu của mình (Ảnh nhân vật cung cấp)

Gặp thầy Hạ trong Chương trình chia sẻ cùng thầy cô 2016 vừa qua do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chúng tôi đặc biệt ấn tượng về câu chuyện tình nguyện dạy học ở đảo xa của thầy.

Từ lúc còn là sinh viên, em đã mơ ước được mang tri thức, sức trẻ đến với học sinh vùng xa, biên giới, hải đảo. Nghe tin tuyển giáo viên ra công tác tại Trường Sa, em không ngần ngại viết đơn tình nguyện“, Hạ kể lại.

Để được ra Trường Sa dạy học, chàng trai trẻ đã phải thuyết phục bố mẹ rất nhiều, thầy Hạ kể:

Lúc đầu, bố mẹ buồn nhưng dần dần cũng an tâm, ủng hộ và động viên tôi đi, điều này làm tôi rất vui. Mỗi năm dù chỉ được về thăm nhà một lần nhưng giờ ngoài đảo đã có điện, có sóng điện thoại nên tôi thường xuyên gọi điện về nhà”.

Tâm sự về lý do chọn Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc làm đích đến, thầy Hạ chia sẻ:

Cuộc đời là những chuyến đi và tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất để thực hiện chuyến đi cuộc đời đó. Đi để trải nghiệm, để cống hiến tuổi thanh xuân, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ tới những miền đất còn nhiều khó khăn trên mọi miền Tổ quốc”.

Khi công tác trên đảo thì giống như bao ngư dân trên đảo Sinh Tồn, thầy Hạ phải tự trồng rau, nuôi gà vịt, đánh bắt hải sản để đảm bảo cuộc sống.

Cả đảo có 9 học sinh lớp 1, lớp 2, mầm non, ghép chung một lớp. Thầy giáo trẻ phải vừa làm thầy, vừa là bạn, cùng học trò khắc phục khó khăn.

Chính vì vậy, thầy Hạ phải nỗ lực từng ngày, sáng tạo và linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh. Nếu học trò trong đất liền học Toán bằng que tính thì trò ngoài đảo làm quen những con số qua vỏ sò.

Nhận thấy học sinh vùng đảo bị thiếu môi trường cộng đồng bởi nơi đây chẳng có gì ngoài nước biển, san hô và một vài loài cây đặc thù, nên trong các tiết dạy, thầy giáo trẻ này luôn lồng ghép kiến thức về kỹ năng sống, tình yêu quê hương đất nước, biển đảo…

Gian nan, khắc nghiệt là thế nhưng khi được hỏi về động lực để trụ lại tại Trường Sa, thầy Hạ bộc bạch:

Gắn bó với hòn đảo Sinh Tồn, ngày ngày nhìn những gương mặt ngây thơ, trong sáng của các em học sinh, sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau của mọi người trên đảo, khó ai có thể nản lòng.

Thật sự, tôi muốn gắn bó lâu dài ở Trường Sa, rất muốn nghe những đứa trẻ ở đây đọc chữ, đánh vần trong sóng biển”.

20Th12/16
sfCebsHg_The-5-Steps-of-the-Design-Thinking-Process-mind-map

Dạy học bằng bản đồ tư duy

Dạy học bằng bản đồ tư duy là phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực của giáo viên và học sinh. Đây là phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, góp phần làm đổi mới và phong phú hơn các phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiện nay, các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần cách dạy học từ chỗ trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng kiến thức vào thực tế và biến đổi thành kỹ năng cho riêng bản thân mình. Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy kết hợp với các phương pháp học nhóm, công nghệ thông tin,… vào trong giảng dạy hiện đang là công cụ phù hợp và đạt hiệu quả mà ở một số trường đang dần thực hiện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục hiện nay.

Sơ đồ tư duy giúp chất lượng giáo dục tăng cao

Ngoài ra, dạy học bằng bản đồ tư duy giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Đặc biệt, đối với phương pháp này còn giúp cho học sinh không nhàm chán mà luôn sôi nổi và hào hứng trong tiết học, từ đó tạo được điều kiện cho học sinh tập trung thảo luận và cùng tìm ra vấn đề cốt lõi trong nội dung của bài học. Với phương pháp này buộc học sinh phải chủ động trong việc học của mình, từ đó mà hiệu quả trong việc học không ngừng được nâng cao.

Trong phương pháp dạy học trước đây thì việc dạy học bằng bản đồ tư duy đã được nhiều giáo viên áp dụng như vẽ sơ đồ hay biểu bảng nhưng ở mức độ đơn giản và giáo viên áp dụng không thường xuyên. Còn đối với phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy hiện nay là một phương pháp được thực hiện với mức độ cao và ưu điểm vượt trội nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tìm tòi, đào sâu hay mở rộng một ý tưởng,… bằng việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét và chữ viết với sự tư duy tích cực. Cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể trình bày dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, với cách dùng màu sắc, hình ảnh và cụm từ diễn đạt khác nhau. Chính từ đó mà việc lập bản đồ tư duy luôn phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh.image-large-day-len-phong-trao-day-hoc-bang-so-do-tu-duy

Bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng, sử dụng bút chì, màu, phấn,… hoặc có thể thiết kế trên Powerpoint hay các phần mềm tin học chuyên dùng để hỗ trợ việc thiết kế bản đồ tư duy”. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ.

Với hình thức trình bày kết hợp hình vẽ, chữ viết và sự vận dụng kiến thức trong sách vở và trong cuộc sống đã khiến cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Đây là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc.

30Th11/16

Hơn 400.000 học sinh, giáo viên thi an toàn giao thông

Trên 9.000 bài thi của giáo viên và 400.000 tác phẩm của học sinh đã gửi về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”.

Chương trình do công ty Honda Việt Nam, Vụ Giáo dục Tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt tổ chức tại 12 tỉnh thành.

Đại tá Phạm Minh Tuấn – Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông và ông Nguyễn Đức Hữu – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học trao giải cho các giáo viên xuất sắc.

Phát động từ đầu năm 2015, chương trình nhận được hàng nghìn bài thi an toàn giao thông gửi về. Ngày 14/5, 12 giáo viên xuất sắc tham gia vòng chung kết thi giảng dạy một trong 12 bài học từ sách An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ. Mỗi giáo viên có 20 phút giảng dạy sinh động cho học sinh lớp 3, 4 hoặc 5. Một giải nhất, 5 giải nhì và 6 giải ba đã được trao cho các giáo viên tham dự.

Ngoài ra, chương trình cũng trao 3 giải nhất, 9 giải nhì, 12 giải ba cho 24 học sinh đạt điểm cao nhất cuộc thi. Kết quả các bài thi năm nay được đánh giá khá cao với điểm trung bình đạt 9/10.

12 giáo viên và 24 học sinh xuất sắc của chương trình.

Hội giao lưu là hoạt động tiêu biểu thuộc chuỗi chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” triển khai từ năm 2008. Trong 7 năm, chương trình nhận được sự đánh giá cao từ các tổ chức, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phát biểu tại chương trình.

Năm học 2014 -2015, chương trình mở rộng đến gần 400.000 học sinh bậc tiểu học khối 3, 4, 5 tại 12 tỉnh thành (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Sơn La, Đà Nẵng, Phú Yên, Ninh Thuận, TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa). Không chỉ tiếp thêm hứng thú tìm hiểu giao thông cho học sinh, các giáo viên cũng được tham dự các buổi tập huấn cùng các hướng dẫn viên Honda Việt Nam. Hoạt động này giúp thầy cô tham gia giao thông an toàn, đồng thời truyền đạt sinh động kiến thức giao thông đến học sinh.

30Th11/16

Tăng cường giáo dục kỹ năng sống trong trường học

     Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, công tác quản lý học sinh, sinh viên; phòng, chống đuối nước cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường và cơ sở giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn số 2302/HD-SGDĐT ngày 15/9/2016 thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học, năm học 2016-2017.

 tang-chieu-cao-nhanh-nho-boi-loi-dung-cach (1)

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường, cơ sở giáo dục trong tỉnh thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cơ sở giáo dục

201405094254_1